Chăm Sóc Sức Khoẻ, Làm Đẹp, Phong Cách Sống, Sức Khỏe

Cách Bảo Vệ Làn Da

Bảo vệ làn da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời là điều cần thiết, đặc biệt là đối với người lớn tuổi vì da dễ bị rám nắng hơn và nguy cơ ung thư da cũng tăng theo tuổi tác. Dưới đây là một thông tin và cách bảo vệ làn da:

Bảo Vệ Da Dành Cho Người Lớn Tuổi:

  1. Sử Dụng Kem Chống Nắng: Bôi kem chống nắng SPF 30 mỗi ngày, ngay cả khi trời có mây. Thoa lại sau mỗi hai giờ và sau khi bơi hoặc đổ mồ hôi.
  2. Quần Áo: Áo dài tay, mũ rộng vành và kính râm có thể giúp bảo vệ da.
  3. Bóng Râm: Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, đặc biệt là từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều khi tia nắng mạnh nhất.
  4. Tránh Dùng Tanning Beds: Dễ bị ung thư da và da dễ bị lão hóa.

Hiểu Về Tia UVA và UVB:

  • Tia UVA: Xâm nhập sâu vào da hơn và chủ yếu gây ra lão hóa da (nếp nhăn, đốm đồi mồi) và có thể góp phần vào ung thư da.
  • Tia UVB: Ảnh hưởng đến lớp ngoài của da, gây cháy nắng và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ung thư da.

Chỉ Số SPF:

  • SPF (Sun Protection Factor – Yếu Tố Bảo Vệ Da): Đo lường mức độ bảo vệ của kem chống nắng đối với tia UVB. SPF 30 có nghĩa là chống được 30 lần lâu hơn để bị cháy nắng so với khi không sử dụng kem chống nắng.
  • Phổ Rộng (Broad Spectrum): Kem chống nắng được gắn nhãn phổ rộng bảo vệ chống lại cả tia UVA và UVB.

Kem Chống Nắng Khoáng và Hóa Học:

  • Kem Chống Nắng Khoáng: Chứa oxit kẽm (zinc oxide) hoặc titanium dioxide. Chúng nằm trên bề mặt da và phản chiếu tia UV. Thường được dùng cho da nhạy cảm và ít gây kích ứng (irritation) hơn.
  • Kem Chống Nắng Hóa Học: Hấp thụ tia UV và chuyển hóa thành nhiệt, sau đó được giải nhiệt ra khỏi da. Các loại phổ biến bao gồm oxybenzone, avobenzone, và octocrylene. Chúng thường nhẹ hơn và ít nhìn thấy trên da nhưng có thể gây kích ứng (irritation) cho một số người.

Thành Phần An Toàn:

  • Thành Phần Kem Chống Nắng Khoáng: Kẽm oxit ((zinc oxide), titanium dioxide.
  • Thành Phần Kem Chống Nắng Hóa Học (tránh nếu bị dị ứng): Chứa những chất như Oxybenzone, octinoxate. avobenzone, octisalate, octocrylene, homosalate và ecamsule.


Kem Chống Nắng Loại Thuốc Xịt (Srpay):

  • Ưu Điểm: Dễ thoa, tiện lợi cho các phần trong thân thể khó với tới.
  • Nhược Điểm: Nguy cơ hít phải, thoa không đều. Nên xịt vào tay rồi thoa lên mặt hoặc các phần thân thể để đảm bảo phủ đều.

Phản Ứng Của Thuốc Với Ánh Nắng:

Một số loại thuốc có thể gây nhạy cảm với ánh nắng, dẫn đến phản ứng khi tiếp xúc với ánh nắng. Các loại thuốc phổ biến có thể gây ra điều này bao gồm:

  • Kháng Sinh: Tetracycline, fluoroquinolone.
  • Thuốc Chống Viêm Không Steroid (NSAIDs): Ibuprofen, naproxen.
  • Thuốc Lợi Tiểu (Diuretics): Hydrochlorothiazide, furosemide.
  • Thuốc Hóa Trị: Một số liệu pháp điều trị ung thư.
  • Thuốc Chống Trầm Cảm: Thuốc chống trầm cảm (Tricyclic antidepressants), SSRIs.

Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, hãy xem kỹ với nơi cung cấp dịch vụ y tế, dược sĩ để biết thuốc có làm tăng sự phản ứng với ánh sáng mặt trời không và có sử dụng cách phòng ngừa cần thiết.

– Tuổi Hạc –