Giai Đoạn Đầu Đời
Ludwig van Beethoven sinh ngày 17 tháng 12 năm 1770 tại Bonn, một thành phố thuộc Tuyển Hầu Quốc Cologne, thuộc Đế Quốc Thánh Chế La Mã – Holy Roman Empire (nay là Đức). Ông được rửa tội vào ngày hôm sau, 17 tháng 12, nên có khả năng ông sinh ngày 16 tháng 12. Gia đình Beethoven có truyền thống âm nhạc; ông nội của ông, Ludwig, là một nhạc sĩ nổi tiếng ở Bonn, và cha ông, Johann, là một ca sĩ tenor và nhạc công. Johann nhận ra tài năng của con trai từ sớm và cố gắng thúc đẩy Ludwig trở thành một thần đồng âm nhạc, giống như Mozart.
Việc giáo dục âm nhạc của Beethoven thời trẻ rất nghiêm ngặt vì cha ông là một người thầy khắt khe và thường sử dụng hình phạt kỷ luật với con. Mặc dù phải chịu đựng sức ép của cha, tài năng của Beethoven vẫn nhanh chóng toả sáng nhất là những khi có cơ hội trình diễn âm nhạc ở Bonn. Ông học sáng tác với Christian Gottlob Neefe, người đã giới thiệu ông với các tác phẩm của Johann Sebastian Bach và Wolfgang Amadeus Mozart.
Chuyển Đến Vienna và Sự Nghiệp Ban Đầu
Năm 1792, Beethoven chuyển đến Vienna, lúc đó là thủ đô văn hóa của Âu Châu, để tiếp tục học nhạc. Ông dự định học với Joseph Haydn, nhưng mối quan hệ của họ không suôn sẻ, dẫn đến việc Beethoven tìm kiếm các thầy khác như Johann Georg Albrechtsberger và Antonio Salieri. Suốt quãng đời còn lại Beethoven đã chọn Vienna là quê hương thứ hai.
Beethoven nhanh chóng nổi danh là một nghệ sĩ piano tài năng và là một nhà soạn nhạc theo ngẫu hứng. Các sáng tác ban đầu của ông, bao gồm “Sonata Pathetique” (Op. 13) và “Bản Giao Hưởng Thứ Nhất – First Symphony” (Op. 21), cho thấy ông đã thành thạo phong cách cổ điển do Mozart và Haydn là những nhạc sĩ tiên phong, nhưng cũng có những gợi ý về tinh thần táo bạo và đổi mới, là những đặc thù cho các tác phẩm sau này của ông.
Ảnh Hưởng Âm Nhạc và Đổi Mới
Âm nhạc của Beethoven chịu ảnh hưởng sâu sắc từ thời kỳ Cổ Điển, đặc biệt là các tác phẩm của Mozart và Haydn. Tuy nhiên, ông đã đẩy ranh giới của các hình thức cổ điển, đưa vào đó chiều sâu cảm xúc và sự phức tạp hơn. Các tác phẩm của ông thường được xem như một cầu nối giữa thời kỳ Cổ Điển và trường phái Lãng Mạn, và ông được xem là một trong những nhân vật quan trọng trong sự chuyển tiếp sang thời kỳ nhạc của trường phái Lãng Mạn.
Giai đoạn giữa cuộc đời của ông, thường được gọi là giai đoạn “anh hùng,” bao gồm một số tác phẩm nổi tiếng nhất như “Bản Giao Hưởng Thứ Ba – Third Symphony” (Eroica), “Bản Giao Hưởng Thứ Năm – Fifth Symphony” và “Concerto Hoàng Đế – Emperor Concerto.” Những tác phẩm này nổi bật với sự táo bạo, cường độ cảm xúc và cấu trúc mở rộng, phản ảnh những cuộc đấu tranh và chiến thắng cá nhân, nội tâm của Beethoven.
Cuộc Đấu Tranh Mất Thị Giác và Cuộc Sống Cá Nhân
Khoảng năm 1798, Beethoven bắt đầu nhận thấy các triệu chứng của chứng mất thính gíac. Đến đầu những năm 1800, thính giác của ông đã suy giảm nhiều, và vào cuối đời, ông gần như hoàn toàn bị điếc. Tình trạng này gây ra cho Beethoven sự đau khổ tinh thần tột độ, vì âm nhạc là niềm đam mê và nỗi sống của ông. Ông đã viết một lá thư đầy cảm xúc được biết đến với tên “Di chúc Heiligenstadt” vào năm 1802, bày tỏ sự tuyệt vọng và suy nghĩ về việc tự vẫn nhưng cuối cùng quyết định tiếp tục sống vì nghệ thuật của mình.
Mặc dù bị điếc, Beethoven vẫn tiếp tục sáng tác, dựa vào khả năng nghe từ trong đầu và kiến thức về lý thuyết âm nhạc. Một số tác phẩm sâu sắc nhất của ông được sáng tác trong giai đoạn này, bao gồm “Late String Quartets” và “Bản Giao Hưởng Thứ Chín – Ninth Symphony,” với phần ca khúc nổi tiếng “Ode to Joy.”
Cuộc sống cá nhân của Beethoven được đánh dấu bởi những tình yêu không được đáp trả. Ông không bao giờ kết hôn, mặc dù đã yêu say đắm một số phụ nữ, nhiều người trong số họ là học trò hoặc thành viên của tầng lớp quý tộc. “Người Yêu Bất Tử – Immortal Beloved” của ông vẫn là một bí ẩn và tình yêu không thành này đã gây cho ông nhiều đau đớn.
Những Năm Cuối Đời và Di Sản
Trong những năm cuối đời, sức khỏe của Beethoven giảm sút, và ông sống cô lập. Tình hình tài chính của ông thường bấp bênh, mặc dù ông nhận được sự hỗ trợ từ những người bảo trợ quý mến tài năng của ông. Các tác phẩm sau này của ông trở nên trầm tư và phức tạp hơn, với trọng tâm là sự đối âm và hình thức đổi mới.
Thành tựu lớn nhất của Beethoven với tư cách là một nhà soạn nhạc là “Bản Giao Hưởng Thứ Chín,” một tác phẩm tiên phong trong hình thức giao hưởng khi kết hợp các giọng solo và dàn hợp xướng trong chương cuối cùng, phần nhạc phóng tác bài thơ “Ode to Joy” của Friedrich Schiller. Tác phẩm này đã trở thành biểu tượng của sự đoàn kết và tình huynh đệ trên toàn thế giới.
Các thành tựu quan trọng khác bao gồm 32 bản Sonata cho piano, là nền tảng của các tiết mục piano, và 16 tứ tấu đàn dây (string quartets), được coi là những tác phẩm thử thách và sâu sắc nhất trong thể loại âm nhạc thính phòng.
Cuộc đời của Ludwig van Beethoven là một minh chứng cho sức mạnh của tinh thần để vượt qua nghịch cảnh. Những đổi mới trong âm nhạc của ông đã để lại dấu ấn không thể phai mờ trong lịch sử âm nhạc Tây Phương, và các tác phẩm của ông tiếp tục truyền cảm hứng và làm say mê khán giả quan nhiều thế hệ toàn cầu. Mặc dù phải đối diện với những khó khăn cá nhân, nội tâm, bao gồm cả khổ đau vì mất thính giác và tình yêu không trọn vẹn, âm nhạc của Beethoven vẫn là sự tôn vinh con người, đầy đam mê, kiên cường và nét đẹp của cuộc đời.
-Nguyễn Tường Khanh-