Chăm Sóc Sức Khoẻ, Sức Khỏe

Các Loại Thuốc & Thực Phẩm Bổ Sung Có Thể Gây Nguy Hiểm Cho Người Cao Niên


Đối với người lớn tuổi, đặc biệt là những người trên 50 tuổi, một số loại thuốc không kê đơn (over-the-counter OTC) và thực phẩm bổ sung có thể gây rủi ro cao hơn vì thay đổi phản ứng hóa học trong các tế bào của cơ thể biến thức ăn thành năng lượng – metabolism, tương tác thuốc tiềm ẩn và các vấn đề sức khỏe liên quan đến tuổi tác. Dưới đây là phân tích về một số loại thuốc và thực phẩm bổ sung phổ biến, các rủi ro liên quan và gợi ý về cách sử dụng an toàn:

  1. NSAIDs (Ibuprofen – Advil, Motrin; Naproxen – Aleve)
    Rủi Ro: NSAIDs có thể tăng nguy cơ loét dạ dày, chảy máu đường tiêu hóa, tổn thương thận và tăng huyết áp. Người lớn tuổi sử dụng lâu dài có thể ảnh hưởng tình trạng sức khỏe tim mạch.
    Nên: Hạn chế sử dụng, dùng liều thấp nhất mà có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất. Cân nhắc sử dụng acetaminophen để giảm đau thay vì NSAIDs, vì ít rủi ro về đường tiêu hóa hơn. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn cần sử dụng thường xuyên.
  2. Acetaminophen (Tylenol)
    Rủi Ro: Acetaminophen nói chung an toàn, nhưng có thể gây tổn thương gan nếu dùng liều vượt quá 3.000 mg mỗi ngày, đặc biệt khi kết hợp với rượu hoặc ở những người có vấn đề về gan trước đó.
    Nên: Theo dõi lượng tiêu thụ hàng ngày, đặc biệt nếu bạn đang dùng các loại thuốc khác như thuốc cảm hoặc thuốc cúm cũng chứa acetaminophen.
  3. Aspirin
    Rủi Ro: Aspirin làm tăng nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa và nên được sử dụng cẩn thận đối với người lớn tuổi, đặc biệt khi kết hợp với các loại thuốc làm loãng máu khác. Cũng có thể có nguy cơ cao hơn về chảy máu trong não.
    Nên: Sử dụng aspirin dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt đối với những người có vấn đề về tim mạch, và theo dõi các dấu hiệu bị chảy máu (ví dụ: phân có màu đen).
  4. Thuốc Kháng Histamin (Benadryl – Diphenhydramine)
    Rủi Ro: Thuốc kháng histamin như Benadryl (first-generation antihistamines) có thể làm buồn ngủ, lú lẫn, khô miệng và bí tiểu. Có thể tăng nguy cơ té ngã và các triệu chứng mất trí nhớ trầm trọng hơn.
    Nên: Tránh sử dụng lâu dài. Cân nhắc sử dụng thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai – second-generation antihistamines (như loratadine hoặc cetirizine) vì ít gây buồn ngủ hơn.
  5. Thuốc Thông Mũi (Pseudoephedrine, Phenylephrine)
    Rủi Ro: Có thể làm tăng huyết áp, gây mất ngủ và làm nặng thêm các bệnh về tim mạch. Nguy hiểm cho những người có huyết áp cao hoặc bệnh tim mạch.
    Nên: Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt nếu bạn có tiền sử huyết áp cao. Xịt mũi bằng dung dịch muối có thể là lựa chọn thay thế an toàn hơn cho việc thông mũi.
  6. Flonase (Fluticasone), Rhinocort (Budesonide)
    Rủi Ro: Corticosteroids dạng xịt mũi thường an toàn nhưng có thể gây chảy máu cam hoặc kích ứng khi sử dụng lâu dài. Trong những trường hợp hiếm, chúng có thể góp phần làm mỏng xương.
    Nên: Sử dụng theo chỉ dẫn và tránh lạm dụng. Nếu chảy máu cam hoặc kích ứng xảy ra, hãy tham khảo ý kiến cơ quan cung cấp dịch vụ y-tế.
  7. Thuốc Ức Chế Bơm Proton (Proton Pump Inhibitors – PPIs) – Prilosec (Omeprazole), Nexium (Esomeprazole), Prevacid (Lansoprazole)
    Rủi Ro: Việc sử dụng lâu dài PPIs có thể dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng (ví dụ: magiê, canxi), tăng nguy cơ gãy xương và các vấn đề về thận. Có bằng chứng cho thấy PPIs liên quan đến nhiễm trùng như C. difficile (Clostridioides difficile).
    Nên: Sử dụng PPIs trong thời gian ngắn nhất cần thiết. Đối với sử dụng lâu dài, tham khảo ý kiến bác sĩ về việc thường xuyên kiểm mức độ dinh dưỡng và làm việc của thận.
  8. Thuốc Nhuận Trường (Magnesium Citrate, Milk of Magnesia)
    Rủi Ro: Sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến mất cân bằng điện giải, mất nước và phụ thuộc vào thuốc nhuận trường để đi tiêu.
    Nên: Sử dụng thuốc nhuận trường một cách hạn chế và nên dùng các giải pháp dinh dưỡng như tăng lượng chất xơ và nước. Tham khảo ý kiến các dịch vụ y-tế nếu tình trạng táo bón kéo dài.
  9. Oxybutynin (Oxytrol dành cho phụ nữ)
    Rủi Ro: Oxybutynin, một loại thuốc để điều trị bàng quang hoạt động qúa mức, có thể gây khô miệng, chóng mặt và lú lẫn, đặc biệt ở người lớn tuổi. Cũng có thể làm tăng nguy cơ bí tiểu.
    Nên: Sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ, đặc biệt nếu đang sử dụng các loại thuốc khác ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
  10. Thực Phẩm Bổ Sung – Dietary Supplements (Ginkgo, Nhân Sâm, Tỏi, Valerian, Kava)
    Rủi Ro:
    Ginkgo & Tỏi: Cả hai đều có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, đặc biệt khi kết hợp với các loại thuốc làm loãng máu.
    Nhân Sâm: Có thể gây trở ngại trong việc kiểm soát lượng đường trong máu và tăng nguy cơ chảy máu.
    Valerian & Kava: Liên quan đến tổn thương gan khi sử dụng lâu dài hoặc với liều cao. Chúng cũng có thể tương tác với các loại thuốc an thần, làm tăng nguy cơ buồn ngủ quá mức hoặc lú lẫn.
    Nên: Tham khảo ý kiến với nơi cấp dịch vụ y-tế trước khi bắt đầu bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào, đặc biệt nếu bạn đang dùng thuốc theo toa hoặc có tình trạng bệnh lý trước đó.

Cách Sử Dụng Thuốc An Toàn Cho Người Lớn Tuổi:

  • Tham Khảo Ý Liến Các Dịch Vụ Y-Tế: Trước khi bắt đầu bất kỳ loại thuốc hoặc thực phẩm bổ sung nào mới, điều quan trọng là phải thảo luận với nơi dịch vụ y-tế (bác sĩ), người nắm rõ tiền sử bệnh của bạn.
  • Nhận Biết Phản Ứng Thuốc: Nhiều loại thuốc không cần toa (OTC) và thực phẩm bổ sung có thể phản ứng với các loại thuốc theo toa, và có hại cho sức khoẻ.
  • Đọc Kỹ Nhãn: Luôn xem nhãn để biết các tác dụng phụ tiềm ẩn, khuyến cáo về liều lượng và phản ứng với các loại thuốc hoặc tình trạng sức khỏe khác.
  • Chỉ Sử Dụng Thuốc Khi Cần: Tránh sử dụng thuốc không cần toa (OTC) lâu dài trừ khi được bác sĩ hay dịch vụ y-tế khuyên dùng. Nếu các triệu chứng kéo dài, hãy tư vấn với bác sĩ.
  • Theo Dõi Các Tác Dụng Phụ: Cẩn thận với bất kỳ thay đổi nào sau khi bắt đầu một loại thuốc hoặc thực phẩm bổ sung mới và báo cáo các tác dụng phụ cho nhà bác sĩ hay nơi cung cấp dịch vụ y-tế.

-Thanh Thuỷ-

Nguồn:

  • Viện Lão Hóa Quốc Gia Hoa Kỳ – Sử Dụng Thuốc An Toàn Cho Người Cao Niên
  • Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ – An Toàn Thuốc OTC
  • Hiệp Hội Lão Khoa Hoa Kỳ – Tiêu Chuẩn Beers về Sử Dụng Thuốc Không Thích Hợp Cho Người Cao Niên

Những nguồn trên cung cấp những hướng dẫn toàn diện về rủi ro của thuốc và thực phẩm bổ sung cho người lớn tuổi và có thể giúp đưa ra các biện pháp thực hành an toàn hơn.