Chăm Sóc Sức Khoẻ, Nấu Ăn, Phong Cách Sống, Sức Khỏe

Những Điều Cần Biết Khi Rửa Rau Quả và Thực Phẩm

Rau Quả: Trái Cây và Rau Củ

✅ Nên

  1. Rửa Bằng Vòi Nước Lạnh: Xả kỹ các loại rau củ như táo, cà rốt và rau xanh bằng nước lạnh.
  2. Sử Dụng Bàn Chải Rửa Rau Củ: Với những loại rau củ cứng (như dưa lưới, dưa leo và khoai tây), dùng bàn chải sạch chà nhẹ để loại bỏ bụi bẩn.
  3. Lau Khô Bằng Khăn Sạch hoặc Khăn Giấy: Giúp loại bỏ vi khuẩn còn sót lại.
  4. Ngâm Rau Xanh Trong Nước: Ngâm rau xanh (như rau xà lách, rau bina) trong nước, khuấy nhẹ và để ráo bằng rổ quay (salad spinner) hoặc rổ.
  5. Bóc Vỏ hoặc Bỏ Lớp Ngoài: Gỡ bỏ lá ngoài của xà lách hoặc bắp cải và cắt bỏ các phần bị dập hoặc hỏng.
  6. Dùng Dung Dịch Giấm (nếu cần): Ngâm rau quả trong dung dịch 1 phần giấm và 3 phần nước giúp giảm vi khuẩn và dư lượng thuốc trừ sâu.
  7. Rửa Trước Khi Gọt hoặc Cắt Bỏ: Ngay cả khi định gọt vỏ (như cam hoặc bơ), hãy rửa trước để tránh lây nhiễm vi khuẩn.
  8. Giữ Đúng Cách Sau Khi Rửa: Để rau củ quả khô tự nhiên trước khi cho vào tủ lạnh để tránh nấm mốc vì bị ẩm.

❌ Không Nên

  1. Không Dùng Xà Phòng hoặc Chất Tẩy: Chúng có thể bị chất độc từ thuốc rửa nếu ăn vào.
  2. Không Rửa Quá Sớm: Rửa trước khi dùng quá lâu có thể gây nấm mốc và vi khuẩn phát triển do độ ẩm.
  3. Không Dùng Nước Nóng: Nước nóng có thể làm héo hoặc mềm rau củ.
  4. Các Loại Quả Có Vỏ Dày: Vi khuẩn có thể chuyển từ bề mặt vào bên trong khi cắt, vì vậy ngay cả những loại trái cây có vỏ dày cũng cần được rửa.
  5. Không Rửa Lại Rau Đã Rửa: Rau đã rửa hoặc rửa ba lần không cần phải rửa lại.

Thịt, Gia Cầm và Hải Sản

✅ Nên

  1. Sử Dụng Thớt Riêng: Dùng một thớt cho thịt và một thớt khác cho rau quả để tránh nhiễm giữa thịt và rau.
  2. Lau Khô Bằng Khăn Giấy: Thấm khô thịt hoặc hải sản trước khi nấu để loại bỏ độ ẩm dư thừa.
  3. Cất Giữ An Toàn: Giữ thịt sống trong hộp kín để tránh bị nước chảy ra các thực phẩm khác trong tủ lạnh.

❌ Không Nên

  1. Không Rửa Thịt hoặc Gia Cầm Sống: Rửa thịt có thể làm vi khuẩn (như Salmonella) phát tán qua nước bắn lên bề mặt khác. Nấu ở nhiệt độ đúng sẽ tiêu diệt vi khuẩn.
  2. Không Uớp Thịt ở Nhiệt Độ Trong Phạm Vi Nhà: Luôn ướp và để thịt và hải sản trong tủ lạnh, không để ở ngoài.

Ngũ Cốc, Gạo và Các Loại Đậu

✅ Nên

  1. Rửa Trước Khi Nấu: Rửa gạo, quinoa, đậu lăng và đậu bằng nước lạnh để loại bỏ bụi bẩn và tinh bột thừa.
  2. Ngâm Đậu: Ngâm đậu giúp giảm thời gian nấu và loại bỏ một số đường khó tiêu gây đầy hơi.
  3. Để Ráo Nước: Để ngũ cốc và đậu ráo nước trước khi nấu.

❌ Không Nên

  1. Không Bỏ Qua Phần Rửa Sạch: Một số loại ngũ cốc (như quinoa) có lớp phủ đắng (saponin) cần được rửa sạch.
  2. Không Đem Cất Khi Còn Ẩm: Ngũ cốc phải được khô ráo trước khi cất để tránh nấm mốc hoặc hư hỏng.

Trứng

✅ Nên

  1. Mua Trứng Từ Nguồn Sản Xuất Uy Tín: Chọn trứng sạch và được cất giữ trong tủ lạnh.
  2. Lau Nếu Cần Thiết: Nếu trứng có bụi bẩn, dùng khăn khô hoặc khăn giấy hơi ẩm lau sạch trước khi dùng.

❌ Không Nên

  1. Không Rửa Trứng Trước Khi Cất: Vỏ trứng có lớp phủ tự nhiên ngăn vi khuẩn xâm nhập, rửa sẽ làm mất lớp bảo vệ này.
  2. Không Đập Trứng Trực Tiếp vào Thức Ăn: Đập trứng vào bát riêng để tránh vỏ hoặc vi khuẩn lẫn vào món ăn.

Thực Phẩm Đóng Hộp và Đóng Gói

✅ Nên

  1. Rửa Đậu và Rau Đóng Hộp: Giúp loại bỏ muối hoặc siro dư thừa.
  2. Lau Nắp Hộp: Dùng khăn ẩm lau nắp hộp trước khi mở để tránh bụi bẩn rơi vào thức ăn.

❌ Không Nên

  1. Không Dùng Nếu Quá Hạn: Kiểm lại hạn sử dụng và loại bỏ các hộp bị móp hoặc phồng.
  2. Không Nên Tin Thực Phẩm Đông Lạnh Là Đã Rửa Sạch: Ngay cả trái cây hoặc rau đông lạnh cũng nên được rửa nếu dùng mà không nấu chín.

Những lưu ý này sẽ giúp bạn chuẩn bị bữa ăn an toàn hơn và giữ được độ tươi ngon của thực phẩm.

-Thanh Thuỷ-