Rụng tóc, hay còn gọi là alopecia, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm di truyền, căng thẳng, mất cân bằng tuyến giáp, thiếu hụt dinh dưỡng, tạo kiểu/chăm sóc tóc, và các bệnh tự miễn. Dưới đây, tôi sẽ giải thích từng nguyên nhân, trích dẫn các nghiên cứu liên quan và đưa ra các giải pháp hoặc việc cần làm cho từng nguyên nhân.
1. Di Truyền
Giải thích: Rụng tóc do di truyền, còn gọi là rụng tóc androgenetic, là nguyên nhân phổ biến nhất gây rụng tóc ở cả nam và nữ. Nó liên quan đến sự hiện diện của các gen di truyền từ cha mẹ và liên quan đến sự thu nhỏ dần của các nang tóc.
Giải Pháp:
- Thuốc: Finasteride và minoxidil thường được kê đơn để làm chậm quá trình rụng tóc và thúc đẩy sự mọc lại.
- Cấy Tóc: Các phẫu thuật có thể phân bổ lại các nang tóc đến những vùng bị hói.
- Laser Cường Độ Thấp (LLLT): Phương pháp điều trị này có thể kích thích sự mọc tóc.
2. Căng Thẳng
Giải Thích: Căng thẳng có thể gây ra tình trạng rụng tóc như telogen effluvium, khi tóc sớm rụng. Căng thẳng mãn tính (chronic stress) cũng có thể là một trong những nguyên nhân làm rụng tóc.
Giải Pháp:
- Bớt Sự Căng Thẳng: Nên biết nhận thức và chấp nhận, giúp giảm căng thẳng, cải thiện sự minh mẫn tinh thần và tăng cường sức khỏe tổng thể như tập thiền, yoga và tập thể dục thường xuyên để giảm sự căng thẳng.
- Tư Vấn Tâm Lý: Tư vấn hoặc trị liệu tâm lý có thể giải quyết các yếu tố căng thẳng cơ bản.
3. Rối Loạn Tuyến Giáp
Giải Thích: Cả suy giáp và cường giáp (thyroids) đều có thể gây rụng tóc. Tuyến giáp điều tiết và ảnh hưởng đến sự mọc tóc; sự rối loạn điều tiết tuyến giáp có thể làm gián đoạn chu kỳ mọc tóc.
Giải Pháp:
- Thuốc: Liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp (đối với suy giáp – hypothyroidism) hoặc thuốc kháng giáp (đối với cường giáp – hyperthyroidism) có thể giúp khôi phục sự cân bằng.
- Khám Nghiệm: Xét nghiệm, thử máu để theo dõi mức hormone tuyến giáp và điều chỉnh liều thuốc phù hợp.
4. Thiếu Dinh Dưỡng
Giải Thích: Thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu như sắt, kẽm, vitamin D và biotin có thể dẫn đến rụng tóc. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự mọc tóc khỏe mạnh.
Giải Pháp:
- Ăn Uống: Ăn những thức có nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm rau xanh, protein, các loại hạt dẻ và hạt như hạt bí, hạt hướng dương.
- Bổ Sung: Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các loại thực phẩm cần thiết để có giải phát cần thiết cho sức khoẻ.
5. Kiểu Tóc /Tiếp Xúc Hóa Chất
Giải Thích: Sử dụng quá nhiều dụng cụ nhiệt (hot iron) để làm tóc, các hóa chất và kiểu tóc bới, cột chặt có thể làm hỏng tóc và làm rụng tóc do kéo căng hoặc tóc bị gãy.
Giải Pháp:
- Chăm Sóc: Giảm bớt sử dụng dụng cụ như hot iron và tránh các phương pháp nhuộng tóc dùng nhiều chất hóa học.
- Kiểu Tóc: Chọn các kiểu tóc buông thỏng, nhẹ nhàng và tránh buộc tóc đuôi ngựa hoặc thắt bím quá chặt.
- Sản Phẩm: Chọn dầu gội và dầu xả không chứa sulfate tránh cho tóc không bị hư tổn.
6. Bệnh Tự Miễn
Giải Thích: Các bệnh tự miễn (autoimmune diseases) như alopecia areata, lupus và bệnh vảy nến (psoriasis ) có thể làm hệ thống miễn dịch tấn công các nang tóc, dẫn đến rụng tóc.
Giải Pháp:
- Thuốc: Corticosteroids, thuốc ức chế miễn dịch và sinh học có thể giảm viêm và hoạt động tự miễn.
- Điều Trị: Minoxidil và các phương pháp điều trị khác có thể thúc đẩy sự mọc lại của tóc.
- Cách Sống: Duy trì lối sống lành mạnh với tập thể dục thường xuyên, ăn uống quân bình và điều chỉnh để tinh thần bớt căng thẳng.
– Nguyễn Duy Khiêm-
Nguồn:
- Genetics:
- Nyholt, D.R., Gillespie, N.A., Heath, A.C., & Martin, N.G. (2003). “Genetic Basis of Male Pattern Baldness”. Journal of Investigative Dermatology Symposium Proceedings.
- Sinclair, R. (2004). “Male pattern androgenetic alopecia”. BMJ.
- Stress:
- Garg, S., & Messenger, A.G. (2009). “Telogen effluvium”. Indian Journal of Dermatology, Venereology, and Leprology.
- Peters, E.M.J., et al. (2006). “Neurogenic inflammation in stress-induced hair growth inhibition in mice”. Journal of Investigative Dermatology.
- Thyroid Imbalances:
- Naito, A., et al. (2008). “Thyroid hormone regulates hair growth cycle of mouse”. Journal of Dermatological Science.
- Abdel-Maged, A.E., et al. (2000). “Thyroid hormones directly modulate the expression of hair keratin genes”. Journal of Investigative Dermatology.
- Nutritional Deficiency:
- Kantor, J., et al. (2003). “Clinical and Pathological Features of Nutritional Deficiency Hair Loss”. Dermatology Clinics.
- Almohanna, H.M., et al. (2019). “The Role of Vitamins and Minerals in Hair Loss: A Review”. Dermatology and Therapy.
- Hair Styling/Treatments:
- Callender, V.D., et al. (2016). “Traction Alopecia in African American Women: The Root of the Problem”. International Journal of Dermatology.
- Davis, M.G., et al. (2011). “Hair breakage and oxidative damage”. Journal of Cosmetic Science.
- Autoimmune Diseases:
- Gilhar, A., et al. (2012). “Alopecia Areata”. New England Journal of Medicine.
- McElwee, K.J., & Tobin, D.J. (2005). “Focal autoimmune diseases of the hair follicle: alopecia areata”. Experimental Dermatology.
Hiểu được các nguyên nhân cơ bản gây rụng tóc và tuân theo các giải pháp thích hợp, mỗi người có thể quản lý tình trạng của mình tốt hơn và cải thiện sức khỏe tóc.