Chăm Sóc Sức Khoẻ, Nơi Hưu Trí, Phong Cách Sống, Sức Khỏe

Các Bước Chuẩn Bị An Toàn Phòng Ngừa Hoả Hoạn


Hoả hoạn rất nguy hiểm đối với người cao niên vì họ dễ bị chấn thương và phần trăm tử vong cao khi hỏa hoạn xảy ra. Dưới đây là cách thức và bước cần thực hiện để giảm thiểu rủi ro và chuẩn bị cho người cao niên:

Các Bước Chuẩn Bị An Toàn và Phòng Ngừa Hoả Hoạn cho Người Cao Niên

Lắp Đặt Máy Báo Khói:

  • Nên có máy báo khói (smoke alarm) lắp đặt ở mọi tầng trong nhà, nhà bếp, phòng ngủ và bên ngoài.
  • Sử dụng máy báo khói kết nối với nhau để khi một máy báo động, tất cả đều báo động.
  • Kiểm tra máy báo hàng tháng và thay pin ít nhất mỗi năm một lần.

Tạo và Thực Hành Kế Hoạch Thoát Hiểm:

  • Nên có kế hoạch thoát hiểm phù hợp với khả năng vận động và nhu cầu sức khỏe của người cao niên.
  • Thường xuyên xem xét và xác định ít nhất hai lối thoát cho mỗi phòng.
  • Có chi tiết rõ ràng và cách liên lạc với người chăm sóc hoặc hàng xóm về kế hoạch thoát hiểm.

Bình Chữa Cháy:

  • Giữ bình chữa cháy ở những nơi dễ sử dụng khi cần, chẳng hạn như trong bếp hoặc gần lò sưởi.
  • Hướng dẫn người cao niên và người chăm sóc cách sử dụng bình chữa cháy (theo phương pháp PASS: Kéo, Nhắm, Bóp, Quét).

Giảm Thiểu Nguy Cơ Cháy:

  • Không cắm quá nhiều thiết bị vào một ổ điện và thay thế dây điện bị hư hỏng.
  • Giữ máy sưởi cách xa các vật liệu dễ cháy ít nhất ba feet.
  • Không bao giờ nấu ăn mà không theo dõi và luôn rửa sạch dầu mỡ tích tụ trong bếp.

Sử Dụng Công Nghệ Hỗ Trợ:

  • Sử dụng máy báo khói có đèn nhấp nháy hoặc thiết bị rung giường cho những người bị khiếm thính.
  • Lắp đặt thiết bị tự động tắt cho bếp và các thiết bị khác.

Khuyến Khích Quy Tắc Không Hút Thuốc Trong Nhà:

  • Cấm hút thuốc trong nhà hoặc gần các vật liệu dễ cháy.
  • Chỉ hút thuốc ngoài trời và có phương pháp loại bỏ tàn thuốc an toàn.

Duy Trì Lối Đi Thông Thoáng:

  • Cửa ra vào, hành lang và cửa sổ được thông thoáng và dễ đi lại.
  • Luôn giữ các thiết bị hỗ trợ vận động (xe lăn, khung tập đi/walker) gần người cao niên.

Những Việc Cần Làm Khi Xảy Ra Hoả Hoạn

Hạ Thấp Người và Thoát Hiểm An Toàn:

  • Bò sát mặt đất để tránh hít phải khói độc.
  • Dùng khăn ướt che miệng và mũi nếu khói dày đặc.

Không Sử Dụng Thang Máy:

  • Luôn sử dụng cầu thang nếu có thể, vì thang máy có thể ngừng hoạt động khi hoả hoạn xảy ra.

Thực Hiện Kế Hoạch Thoát Hiểm:

  • Đi ngay đến lối thoát hiểm hoặc khu vực tập trung đã chỉ định.
  • Không quay lại nhà để lấy đồ cá nhân.

Gọi Cấp Cứu:

  • Gọi 911 sau khi ra khỏi tòa nhà một cách an toàn.
  • Người cao niên không thể tự thoát hiểm nên gọi 911 và ra dấu hiệu cầu cứu bằng cách vẫy đèn pin hoặc vải sáng màu từ cửa sổ.

Dừng Lại, Nằm Xuống và Lăn Tròn:

  • Nếu quần áo bị cháy, dừng di chuyển, nằm xuống đất và lăn tròn để dập lửa.

Lưu Ý Bổ Sung Dành Cho Người Chăm Sóc (Caregiver)

Hỗ Trợ Các Vấn Đề Vận Động:

  • Bảo đảm những người bị hạn chế vận động/di chuyển có thể tiếp xúc lối thoát nhanh chóng.
  • Giữ sẵn các thiết bị hỗ trợ thoát hiểm (như ghế thoát hiểm).

Chuẩn Bị Bộ Dụng Cụ Khẩn Cấp:

  • Chuẩn bị một bộ dụng cụ an toàn với các vật dụng thiết yếu, bao gồm thuốc men, giấy tờ quan trọng và đèn pin.
  • Để bộ dụng cụ gần lối thoát để dễ dàng tìm thấy.

Theo Dõi Thông Tin:

  • Theo dõi các nguy cơ hoả hoạn tại địa phương, đặc biệt là trong mùa cháy rừng.
  • Xem xét sử dụng vật liệu xây dựng và chống cháy.

Thực Hành Diễn Tập Hoả Hoạn:

  • Thực hiện các cuộc diễn tập (fire drill) cháy thường xuyên để bảo đảm mọi người biết phải làm gì nếu hoả hoạn xảy ra.
  • Nên có các buổi diễn tập vào ban đêm để bảo đảm khả năng ứng phó khi tầm nhìn bị hạn chế.

Bằng cách làm theo các bước hướng dẫn trên, người cao niên và người chăm sóc có thể giảm nguy cơ bị hoả hoạn và tăng thêm an toàn khi xảy ra hỏa hoạn.

Các Nguồn Tài Liệu An Toàn Khi Bị Hoả Hoạn

  1. Hiệp Hội Phòng Cháy Quốc Gia (NFPA)
    • Trang web: www.nfpa.org
    • Tài liệu:
      • Các hướng dẫn an toàn cho người lớn tuổi.
      • Hướng dẫn về máy báo cháy, kế hoạch thoát hiểm và phòng ngừa cháy nhà.
      • Tài liệu giáo dục miễn phí dành cho người chăm sóc và người cao tuổi.
  2. Cơ Quan Quản lý Hỏa Hoạn Hoa Kỳ (USFA)
    • Trang web: www.usfa.fema.gov
    • Tài liệu:
      • Hướng dẫn an toàn hoả hoạn cho người lớn tuổi.
      • Chuẩn bị khẩn cấp cho người khuyết tật.
      • Thống kê quốc gia về thương tích và tử vong do hỏa hoạn.
  3. Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ
    • Trang web: www.redcross.org
    • Tài liệu:
      • Danh sách kiểm tra an toàn hoả hoạn tại nhà.
      • Các chương trình lắp đặt máy báo cháy miễn phí tại một số khu vực.
      • Các khóa học chuẩn bị ứng phó khẩn cấp.
  4. Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC)
    • Trang web: www.cdc.gov
    • Tài liệu:
      • Cách phòng chống hoả hoạn cho người lớn tuổi.
      • Thông tin về phòng ngừa thương tích cho các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.
  5. AARP (Hiệp Hội Người Về Hưu Hoa Kỳ)
    • Trang web: www.aarp.org
    • Tài liệu:
      • Lời khuyên an toàn khi xảy ra hoả hoạn tại nhà dành cho người lớn tuổi.
      • Chuẩn bị ứng phó khẩn cấp cho người lớn tuổi và người chăm sóc.
  6. Hội Đồng Quốc Gia về Sống Tại Chỗ Khi Về Già (NAIPC)
    • Trang web: www.ageinplace.org
    • Tài liệu:
      • Các biện pháp an toàn hoả hoạn phù hợp với người cao niên.
      • Hướng dẫn cách làm cho nhà ở an toàn hơn đối với người cao niên.

Hỗ Trợ Địa Phương

  1. Sở Cứu Hỏa Địa Phương:
    • Nhiều sở cứu hỏa cung cấp dịch vụ kiểm tra an toàn hoả hoạn miễn phí tại nhà và lắp đặt máy báo cháy.
    • Kiểm tra trang web của họ hoặc gọi trực tiếp để biết các chương trình dành cho người cao niên.
  2. Cơ Quan và Tổ Chức Cấp Tiểu Bang hoặc Khu Vực:
    • Liên lạc với Cơ Quan Dịch Vụ Người Cao Niên hoặc Văn Phòng Quản Lý Khẩn Cấp của tiểu bang bạn đang cư ngụ để biết các chương trình an toàn hoả hoạn tại địa phương.
  3. Dịch Vụ Hỗ Trợ Cộng Đồng:
    • Các trung tâm dành cho người cao niên và tổ chức cộng đồng thường tổ chức hội thảo về an toàn hoả hoạn và chuẩn bị ứng phó khẩn cấp.

-Nguyễn Bách Khoa-

Tài Liệu Tham Khảo Thêm

  1. “An Toàn Khi Bị Hoả Hoạn cho Người Lớn Tuổi” – FEMA
    • Đọc hướng dẫn đầy đủ tại đây
  2. “Phòng Chống Hoả Hoạn Tại Nhà & Mẹo An Toàn” – NFPA
    • Đọc thêm tại đây
  3. “Cách An Toàn Nếu Cháy Rừng cho Người Lớn Tuổi” – AARP
    • Đọc bài viết tại đây
  4. “Danh Sách Kiểm Tra An Toàn Hoả Hoạn cho Người Lớn Tuổi” – Red Cross