Nơi Hưu Trí, Phong Cách Sống

Mua Nhà Mới Khi Nghỉ Hưu

1. Ngôi Nhà Nhỏ Gọn
  • Đánh Giá Nhu Cầu Của Bạn: Xác định kích thước ngôi nhà bạn cần. Những ngôi nhà nhỏ hơn có nghĩa là ít cần bảo trì hơn và chi phí tiện nghi thấp hơn.
  • Thiết Kế: Tìm kiếm các ngôi nhà có thiết kế một tầng, cửa rộng và ít cầu thang để dễ di chuyển.

2. Lợi Ích Nhà Mới Xây

  • Ít Bảo Trì: Nhà mới đi kèm với hệ thống và thiết bị hiện đại ít cần bảo trì hơn.
  • Tiết Kiệm Năng Lượng: Nhà mới thường sử dụng hệ thống cách nhiệt tốt hơn và các thiết bị tiết kiệm năng lượng, giảm hóa đơn điện, gas.
  • Lựa Chọn: Mua trước khi xây dựng cho phép chọn lựa, chỉnh sửa theo sở thích của bạn.

3. Nhà Thầu Và Nhà Xây Dựng

  • Nghiên Cứu: Tìm kiếm các nhà xây dựng có uy tín tốt. Đánh giá, xem chứng thực và xếp hạng từ những khách hàng trước.
  • Xem Các Dự Án Trước: Đi xem các ngôi nhà mà nhà mới xây đã hoàn thành để đánh giá chất lượng.
  • Xác Minh Chứng Chỉ: Cần bảo đảm nhà mới có giấy phép và bảo hiểm. Kiểm lại các vấn đề pháp lý hoặc khiếu nại trước đây.

4. Đánh Giá Giá Nhà

  • So Sánh Thị Trường: So sánh giá với các ngôi nhà mới tương tự trong khu vực để bảo đảm giá cả tương đương.
  • Tiện Nghi: Hiểu rõ những gì bao gồm trong giá nhà; ví dụ vật dụng, quang cảnh , dụng cụ, thiết bị, v.v.
  • Đàm Phán: Hãy sẵn sàng đàm phán giá và các điều khoản.

5. Tài Chính

  • Phê Duyệt Trước Khoản Vay Thế Chấp: Nhận phê duyệt trước cho khoản vay thế chấp (pre-approved mortgage) để hiểu rõ ngân sách của bạn.
  • Tài Trợ Từ Nhà Xây Dựng: Một số nhà xây dựng cung cấp các gói tài trợ (builder financing), có thể tiện lợi cho người mua.
  • Chi Phí Tương Lai: Nên dự tính đến thuế bất động sản, bảo hiểm và phí hiệp hội chủ nhà (Homeowner Association Fees).

6. Chi Phí Ẩn

  • Nâng Cấp: Chỉnh sửa, chọn lựa và nâng cấp có thể tăng thêm chi phí đáng kể.
  • Chi Phí Khoá Sổ (Closing Costs): Bao gồm phí luật sư, phí kiểm tra và bảo hiểm quyền sở hữu.
  • Chi Phí Chuyển Nhà: Nên có kế hoạch chi phí chuyển nhà và trang hoàng ngôi nhà mới.

7. Kiểm Tra Nhà

  • Kiểm Tra Chuyên Nghiệp: Nên thuê chuyên viên kiểm tra chuyên nghiệp để có thể xem xé bất kỳ lỗi nào có thể xảy ra.
  • Kiểm Tra An Toàn: Phải có sự bảo đảm và đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn về hệ thống điện, ống nước và tính toàn vẹn của cấu trúc.
  • Kiểm Tra Thiết Bị: Kiểm tra tất cả các thiết bị, vật dụng đã lắp đặt để bảo đảm mọi thứ hoạt động tốt.
  • Kiểm Tra Vật Liệu Xây Dựng: Xác minh rằng các vật liệu đủ chất lượng đã được sử dụng và lắp đặt đúng cách.

8. Sau Khi Chuyển Vào

  • Bảo Hành Nhà: Hầu hết các ngôi nhà mới đều đi kèm với bảo hành (home warranty). Hiểu rõ bảo hành bao gồm những gì và kéo dài bao lâu.
  • Kế Hoạch Bảo Trì: Lập một kế hoạch bảo trì và thường xuyên theo dõi để giữ cho ngôi nhà trong tình trạng tốt.
  • Bảo Hiểm: Bạn phải mua bảo hiểm nhà thích hợp với nhu cầu.

9. Cộng Thể và Tiện Nghi

  • Tiện Nghi: Tìm kiếm các cộng đồng có các sư tiện nghi và lợi ích phù hợp với lối sống của bạn, chẳng hạn như trung tâm thể dục, hồ bơi và câu lạc bộ.
  • Các Dịch Vụ: Nên khảo cứu để bảo đảm ngôi nhà gần các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, mua sắm và các dịch vụ cần thiết khác.

Trên đây chỉ là một số lời khuyên để giúp bạn có thể đưa ra quyết định sáng suốt khi mua một ngôi nhà mới hoặc đang được xây dựng để nghỉ hưu, và để bảo đảm rằng những nhu cầu của bạn được đáp ứng và mang lại một môi trường sống thoải mái, và không phải lo lắng nhiều về việc phải bảo trì.

-Phan Trần Hương-